Lễ chùa đầu năm – Lễ thế nào cho đúng?

Rate this post

Lễ chùa đầu năm – Lễ thế nào cho đúng?

Lễ chùa đầu năm từ lâu đã đi vào nhận thức của mỗi người con Việt. Dân gian có câu: ” Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì vậy, mỗi dịp đầu xuân, ai lấy cũng dành cho mình một khoảng thời gian để hành hương lễ chùa, cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Cũng chính lẽ đó mà đầu năm đã từ lâu đi vào tâm thức người  Việt đi lễ để cầu 1 năm mới phúc lộc cho gia đình, may mắn…. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lễ chùa, cầu phúc thế nào cho đúng. Goldsun Travel  xin cung cấp cho bạn một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn.

1: Cần tuân thủ những quy định của nhà chùa

Việc sửa soạn đi lễ chùa hoặc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa mà người hành lễ phải tuân thủ như:

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…

Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Tránh suy nghĩ lệch lạc khi hành lễ với quan niệm: Lễ càng nhiều, phật phù hộc càng nhiều. Quan niệm trên hoàn toàn sai và lệch lạc, làm mất đi nét đep trong tôn giáo Việt Nam.

2: Chú ý trong cầu nguyện khi vào Đền, Đình, Chùa

Người Việt quan niệm rằng: Đi lễ là thành tâm, cầu mong sự nghiệp, may mắn trong cuộc sống… điều này đúng nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che trở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che trở, bảo vệ.

Vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm….

3: Nguyên tắc ra và vào Đình, Đền, Chùa

Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan ( bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử , bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa, và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng – ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ:
“Nhập gia vấn chủ, nhập tự kiến sư
Tiên vấn trụ trì, hậu lễ Tam bảo”.
Nghĩa là:
“Vào nhà hỏi chủ, đến chùa gặp sư
Trước thăm trụ trì, sau lễ Tam bảo”.
4: Về trang phục và cách xưng hô
– Trang phục: Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn,… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
– Về xưng hô: Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy,… và xưng mình là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là Thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

5: Cúng dây sao, giải hạn

Người Việt có dịp lễ quan trọng trong năm là Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Bảy. Tháng Giêng đối với người Việt là thiêng liêng nhất nên ông bà nhắc nhở phải đi chùa. Trước đây, người dân thường đi chùa từ ngày 1 – 6 Tết âm lịch, nhưng hiện nay việc đi lễ chùa ngày Tết có khi kéo dài đến hết Rằm tháng Giêng. Sau Rằm tháng Giêng thì hành hương bình thường.
Hiện nay có phong trào cúng sao giải hạn vào ngày mồng 8 tháng Giêng tại các chùa. Quan niệm “Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là quan niệm riêng thuộc về văn hóa truyền thống của người Việt chứ không phải của đạo Phật.
Tập tục cúng sao giải hạn vào tháng Giêng có nguồn gốc từ Lão giáo Trung Hoa. Tập tục này đã tồn tại lâu đời trong dân gian. Do người dân thường đến chùa cúng giải hạn ngày càng nhiều lên khiến cho một số chùa đã mở dịch vụ đáp ứng nhu cầu này. Hiện nay, cứ đến mồng 8 tháng Giêng âm lịch, nhiều chùa mở cúng sao giải hạn rất to, người dân tham gia đông như lễ hội.

 

Tags: ,

Tin tức khác

Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

Rate this post Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật Đến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn… Trước những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muội cầu tài […]

Lưu ý khi đi lễ đầu năm

Rate this post Trang phục Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa. Chuẩn bị lễ vật Khi đến dâng […]

Nét đẹp du xuân của người Việt

Rate this post Mùa xuân là mùa của những ước vọng, được thể hiện bằng lời chúc tụng năm mới, bằng câu ca điệu hát ca ngợi cuộc sống sang mùa xuân mới, biểu hiện ước mơ hạnh phúc, tình yêu con người. Mùa xuân thúc giục con người sống có ước mơ, có niềm […]

Video Du lịch

Cty Bánh Kẹo Hải Hà.

Posted by Du lịch và Thuê xe Vĩnh Phúc on 14 Tháng 7 2015
https://www.facebook.com/dulichgoldsun/videos/714106688731730/

Hỗ trợ trực tuyến