Nét đẹp du xuân của người Việt

Rate this post

Mùa xuân là mùa của những ước vọng, được thể hiện bằng lời chúc tụng năm mới, bằng câu ca điệu hát ca ngợi cuộc sống sang mùa xuân mới, biểu hiện ước mơ hạnh phúc, tình yêu con người.
Mùa xuân thúc giục con người sống có ước mơ, có niềm vui trong hương vị ngày Tết, ngày Xuân:

Có là bao, ba vạn sáu nghìn ngày được trăm bận Tết
Ước gì một năm mười hai tháng cả bốn mùa Xuân!

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với đặc trưng là văn minh lúa nước thì lễ hội ở nước ta là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng chủ đạo. Đặc điểm đó đem đến cho “lễ hội truyền thống Việt Nam như một bảo tàng sống” khi lễ hội mang đặc trưng của đời sống vật chất, văn hoá tinh thần, hay nói cách khác là văn hóa vật thể và văn hoá phi vật thể của mỗi cộng đồng, dân tộc, của vùng miền khác nhau. Lễ hội truyền thống Việt Nam có hai nội dung chính là phần lễ và phần hội. Hai yếu tố này quan hệ quan chặt chẽ với đời sống con người. Nghi lễ gồm các hoạt động tâm linh của con người mang tính chất linh thiêng, thần bí qua hoạt động thờ cúng, tín ngưỡng, tôn giáo. Hội là hoạt động của con người mang tính chất vui chơi, giải trí như chơi đánh đu, đánh còn, hát xướng… Có thể nói, lễ hội là hoạt động của con người trong đời sống tâm linh, là văn hóa tinh thần của cộng đồng và là hình thức để duy trì bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức một năm. Ở nước ta có 4 hình thức tổ chức lễ hội gồm: Lễ hội dân gian; Lễ hội lịch sử cách mạng; Lễ hội tôn giáo; Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt như Lễ Giáng sinh của người Công giáo đang trở thành ngày lễ mang nhiều ý nghĩa, nét đẹp du nhập hòa quyện với đời sống người dân Việt Nam. Nhân dân đã có ý thức tôn vinh các hoạt động văn hóa truyền thống dân tộc nên nhiều lễ hội được khôi phục và phát triển. Đặc biệt các lễ hội được diễn ra vào mùa xuân thu hút đông đảo nhân dân tham dự và trở thành nét đẹp truyền thống văn hoá của người Việt Nam, đầu năm đi hội khai xuân.
Lễ hội Yên Tử diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Hàng năm được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Ca dao có câu:

“Trăm năm tích đức, tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”
2  Du khách tại chùa Đồng Yên Tử
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đến với lễ hội chùa Bái Đính, du khách có thể vừa du xuân ngắm cảnh, vừa tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức nghệ thuật hát chèo, xẩm, ca trù đất cố đô. Chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam chọn làm nơi tổ chức đại lễ Vesak vào tháng 5 năm 2014.
3
Lễ hội chùa Bái Đính, Ninh Bình
Hội chùa Thầy, ngày hội của tình yêu thiên nhiên, của thú vui trèo núi leo hang ngắm cảnh, kết hợp với múa rối nước cổ truyền đây là một trong những lễ hội gìn giữ nền văn hóa dân gian diệu kỳ của nông dân Việt Nam giàu óc tưởng tượng, khéo léo để thể hiện sáng tạo, sinh động và hóm hỉnh những hình thức nghệ thuật dân gian. Ca dao có câu:
“Nhớ ngày mồng bảy tháng ba
Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy”

Hội chùa Hương và tình yêu thiên nhiên Việt Nam, hàng năm cứ sang xuân là có hội chùa Hương tấp nập tưng bừng từ trung tuần tháng giêng đến cuối tháng 3, với đỉnh cao của mùa hội này là những ngày từ rằm đến 18 tháng hai âm lịch
3
Lễ hội chùa Hương

Hội ở đình và văn hóa đình làng truyền thống đã đi sâu vào đời sống tinh thần, tình cảm của nhân dân. Ngôi đình với tục thờ cúng anh hùng, người có công đối với vùng đất đó. Hội đình với các hoạt động nghệ thuật ca múa nhạc, nghệ thuật sân khấu dân tộc, dân gian qua những nghi lễ, tục cỏ và trò chơi nhiều màu sắc như Hội Chen làng Nga Hoàng, Hội Ném làng Phù Lưu (tỉnh Bắc Ninh). Văn hóa đình làng truyền thống, hội đình đã trở thành nếp sống tình cảm, thân quen của người dân Việt Nam, thể hiện sức sống mạnh mẽ của văn hoá dân tộc.
Hội đền Hùng và tục giỗ tổ nhớ ơn các anh hùng dựng nước:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng Ba”

Giổ Tổ Hùng Vương là niềm tự hào dân tộc, nguồn gốc của dân tộc Việt.  Hội hè và phong tục truyền thống vùng đất tổ giữ lại cho chúng ta một số chứng liệu về phong hóa, về nếp sống tinh thần Việt cổ và đến ngày nay đã trở thành một biểu hiện của nền văn hiến lâu đời, của sức sống mãnh liệt, của niềm tự hào dân tộc mà nhân dân ta góp phần củng cố ý thức độc lập tự chủ, ý chí kiên cường bất khuất thể hiện trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và thiên nhiên, làm nảy nở những đức tính cổ truyền của dân tộc, anh dũng, cần cù, thông minh, sáng tạo. Lễ hội Đền Hùng để giáo dục thế hệ hiện tại và thế hệ mai sau luôn biết ơn tổ tiên có công dựng nước. Mỗi người dân Việt Nam phải biết tiếp tục sự nghiệp của tổ tiên, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp lòng yêu nước, yêu dân tộc trở thành nguồn sức mạnh to lớn góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ngày càng giàu đẹp, văn minh.
4

Lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ

Hiện nay, do sự biến đổi văn hoá tác động đến một số hoạt động văn hoá truyền thống trong đó có lễ hội làm nảy sinh những tiêu cực trong lễ hội. Các hoạt động lợi dụng, mê tín dị đoan, tổ chức các trò chơi với mục đích thương mại ảnh hưởng đến tính chất truyền thống của lễ hội. Trò chơi ngày Tết, hội xuân với các hình thức đọ sức, đua tài mà hun đúc trí thông minh, tài khéo léo, luyện rèn thể lực. Tham gia lễ hội hay vui hội cũng chính là góp phần làm đẹp lễ hội là những cách ứng xử có văn hóa của người tham gia lễ hội. Vui hội để tìm hiểu thêm về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, các tôn giáo.
Lễ hội truyền thống ở nước ta là dịp để bà con bày tỏ niềm thành kính, tôn vinh, tưởng nhớ công đức đối với các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa, các bậc tiền bối, các vị thánh thần đã có công xây dựng và bảo vệ làng, bản, quê hương, đất nước. Điều bổ ích mà lễ hội mang lại cho mọi người là đạo đức truyền thống uống nước, nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, đền ơn đáp nghĩa với người có công đức với cộng đồng, dân tộc. Lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo góp phần bồi đắp thêm cho con người lòng nhân ái, biết yêu thương nhau, trọng hiếu nghĩa, phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Đó cũng chính là cái cốt lõi về giá trị đạo đức văn hóa các tôn giáo góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ. Lễ hội cũng là dịp để tôn vinh, nghề, làng nghề, tổ nghề, bảo tồn phát huy nghề truyền thống. Lễ hội còn là nơi cung cấp một cách sinh động những kiến thức văn hóa dân gian, những sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng để truyền nối cho công chúng qua các thế hệ. Tham gia lễ hội còn tăng cường tình đoàn kết, Lễ hội là nhịp cầu nối các làng bản, các cộng đồng, các dân tộc, các vùng miền với nhau. Thông qua các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo hiểu nhau hơn, biết thông cảm, chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống, biết đoàn kết gắn bó với nhau cùng ngăn chặn mọi hiểm họa. Khối đoàn kết cộng đồng thông qua lễ hội tín ngưỡng tôn giáo ngày càng keo sơn gắn bó, đó cũng chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo trong lễ hội đầu xuân ở Việt Nam./.

Tags: ,

Tin tức khác

Cho thuê xe du lịch các loại: 16 chỗ, 29 chỗ, 34 chỗ, 45 chỗ tại Vĩnh Phúc- 0915 180 888

Cho thuê xe du lịch 16 chỗ, 29 chỗ, 34 chỗ, 45 chỗ tại Vĩnh Phúc- 0915 180 888

Lễ hội Hoa Tam Giác Mạch Hà Giang

Rate this post Với chủ đề “Bản tình ca từ đá” lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang nổi bật với hoạt động bay dù lượn trên thảm hoa. Ngay sau khi những thửa ruộng bậc thang bước vào thu hoạch thì cũng là lúc màu vàng ấy được thay thế bằng sắc hồng […]

BẢNG GIÁ THUÊ XE DU LỊCH

5/5 – (1 bình chọn) BẢNG GIÁ THUÊ XE DU LỊCH  Đơn vị tình : VNĐ   Stt   Tuyến điểm đi T/gian ngày đêm Loại xe 16 chỗ 29 chỗ 35 chỗ 45 chỗ Xe 41 – 45 Giường nằm 1 VP – Lào Cai – Sapa 2N-1Đ 5.000.000 6.500.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 2 VP […]

Video Du lịch

Cty Bánh Kẹo Hải Hà.

Posted by Du lịch và Thuê xe Vĩnh Phúc on 14 Tháng 7 2015
https://www.facebook.com/dulichgoldsun/videos/714106688731730/

Hỗ trợ trực tuyến